Ngày 14 tháng 6 năm 2013 - chỉnh sửa lần 1
Hôm nay, mình sẽ tiếp tục cho quy trình xuất khẩu một lô hàng dưới hình thức xuất kinh doanh - hình thức phổ biến nhất hiện nay.
Trước tiên, để thực hiện các công việc xuất - nhập khẩu, thành lập đơn hàng là điều chắc chắn phải có. Mình mặc định là các bạn đã có sẵn một đơn hàng. Và công việc của chúng ta là làm thủ tục xuất đơn hàng này đến nơi yêu cầu.
- Bước 1: Chúng ta sẽ xác định điều kiện Incoterm trong giao dịch này là điều kiện nào (FOB, CIF, CFR, EXW, DDU, DDP....) để chúng ta xác định quyền thuê tàu là của ai. Tôi sẽ lựa chọn trong bài viết này là điều kiện CIF, một điều kiện để chúng ta có thể nắm rõ nhất về các bước làm thủ tục ở Việt Nam.
- Bước 2: Liên hệ hãng tàu để book chỗ. Việc này đơn giản như chúng ta book vé đi du lịch. Báo số lượng hàng dự kiến (bao nhiêu cont, khối lượng, kích thước...), nơi đến, ngày chúng ta đi. Hãng tàu sẽ phản hồi bằng các lịch tàu, chúng ta lựa chuyến nào thuận lợi nhất và gửi booking thôi.
Ở bước này lưu ý: nếu là forwarder thì các bạn nên có 1 hợp đồng dài hạn để có giá cước tốt nhất. Nếu là người xuất khẩu bình thường với số lượng ít thì nên qua forwarder book cho có giá cước tốt, nếu là người xuất khẩu nhiều liên tục thì cũng nên làm việc dài hạn với hãng tàu để có giá cước tốt nhất. [mà thường mình thấy thì toàn qua forwarder - vì nhà nhập khẩu bên nước ngoài họ cũng cần forwarder]
- Bước 3: Hãng tàu accept booking của chúng ta, sẽ cấp giấy cấp container ở 1 cảng hay ICD nào đó. Chúng ta cầm giấy cấp container này xuống nơi quy định. Nộp và sẽ được cấp phiếu EIR lấy container và seal.
- Bước 4: Chở container và seal về kho hàng, đóng hàng vào container. Tuy nhiên, lúc này, chúng ta đừng vội bấm seal của hãng tàu cấp. Lý do như thế nào thì các bước sau các bạn sẽ rõ. Nếu không yên tâm khi chở hàng ra cảng thì các bạn có thể mua ổ khóa về bấm lại hay có thể tự mình làm seal để khóa cont.
- Bước 5: Mở tờ khai hải quan, hiện nay, đa số là đã sử dụng loại hình khai hải quan điện tử, các bạn sẽ truyền tờ khai cho hải quan, chờ cấp số tờ khai, phân luồng kiểm và in tờ khai cầm lên chi cục nơi ta sẽ xuất hàng đi để mở tờ khai ( nếu cty bạn là liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hay hàng dầu khí...thì phải mở ở hải quan đầu tư (đầu đường Hàm Nghi)).
- Bước 6: Nếu bạn được phân luồng xanh (miễn kiểm) hay vàng (kiểm tra giấy tờ giấy) thì đơn giản, chỉ việc cầm tờ khai lên và các chứng từ liên quan (Invoice, Packing List, PO hay Contract và các giấy tờ khác) để mở tờ khai. Lưu ý bộ hồ sơ hàng xuất không có Bill of Lading.
Nếu bạn bị phân luồng đỏ (kiểm tra hàng toàn bộ) thì bạn phải chờ để phân công hải quan kiểm. Sau khi biết ai kiểm tra hàng bạn, liên hệ và hẹn người ta kiểm hàng sớm nhất có thể. Sau đó ra bãi cont tìm cont hàng của bạn khi chở từ kho vào cảng. Cái này liên hệ với điều độ cảng nếu bạn không biết cách tra vị trí container. Chỉ chỗ cho hải quan kiểm xuống. Nếu hàng của bạn chi ly, mất thời gian kiểm, đừng ngại ngùng, hỏi thẳng và "mời cà phê bánh trái" cho các anh chị ấy. Còn nếu bạn dư dả thời gian hay hàng đơn giản thì cứ việc cho kiểm thoải mái. Chú thích kiểm thì anh cho kiểm. Ngồi đó kiểm đi, anh đi uống cà phê lát anh quay lại. Chẳng có hải quan nào rảnh mà ngồi kiểm hết đâu.
Nói chung, công tác kiểm hàng này khá nhiều dạng trong thực tế, làm lâu bạn sẽ biết cách làm nhanh nhất, ít tốn kém nhất.
- Bước 7: Sau khi có dấu thông quan của hải quan, các bạn nhanh chóng bấm seal hãng tàu vào container, cầm tờ khai gốc + photo, trên đó viết sẵn số container, seal, tên tàu, số chuyến. Cầm xuống hải quan giám sát để thanh lý tờ khai, và đến điều độ cảng vào sổ tàu.
- Bước 8: Lên hãng tàu, đóng tiền (vì ở đây là điều kiện CIF nên chúng ta sẽ phải đóng cước tàu, thể hiện là cước Prepaid). Sau khi đóng tiền, chúng ta có thể lấy Bill of Lading (B/L gốc, surrendered, sea way bill...tùy loại nào chúng ta cần).
- Bước 9: Liên hệ các hãng bảo hiểm (PVI, Bảo Việt, Bảo Minh...) để mua bảo hiểm cho lô hàng, giấy tờ cần thiết (Contract, Invoice, Bill of Lading).
- Bước 10: Thông báo với đối tác nước ngoài về thông tin chi tiết chuyến hàng, số container, seal, ETA, ETD, Transit time...
Done!!!
Các điểm cần lưu ý về hàng xuất mà chúng ta dễ mắc phải:
- Phải thanh lý tờ khai và vào sổ tàu trước giờ Closing Time ( giờ cắt máng tàu). Giờ này sẽ được thông báo bởi hãng tàu, hoặc chúng ta có quen em nào làm ở cảng có thể gọi hỏi. Nếu trễ hơn, sẽ bị rớt tàu và trễ hẹn giao hàng, tốn thêm chi phí khi book lại chuyến khác, chi phí lưu container, lưu bãi ở cảng, hàng hóa dễ bị hư hỏng, rút ruột...
- Không bấm seal hãng tàu khi đóng hàng ở kho xong, vì nếu như hàng chúng ta bị kiểm, sẽ phải cắt seal hãng tàu ra cho hải quan kiểm, và sau đó lại phải lên hãng tàu xin mua thêm seal bấm lại, thế là tốn thêm chi phí. Trường hợp quên lỡ bấm, chỉ còn cách là "binh" hải quan để cho được miễn kiểm, hoặc kiểm trên bàn -> tự hiểu.
- Dù nếu chúng ta xuất với các điều kiện FOB, FAS, FCA... chúng ta sẽ không đóng cước phí tàu, nhưng vẫn phải đóng tiền Local Charges (THC, Bill, Seal...). Đừng xách tay không lên lấy Bill/Lading là được.
Cảm ơn các bạn.
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
Một vài kinh nghiệm trong việc giảm thiểu chi phí logistics cho việc nhập khẩu hàng hóa
Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, logistics đóng một vai trò quan trọng. Nếu giải quyết tốt khâu logistics, một công ty có thể giảm thiểu chi phí sản xuất và chi phí phân phối, nâng cao lợi nhuận và đưa ra giá cả cạnh tranh hơn.
Tuy vậy, để giảm thiểu chi phí logistics cũng cần phải có một số kinh nghiệm. Mình làm nghề này được một thời gian và rút ra được một vài kinh nghiệm sau.
Chúng ta có hai hướng để giảm thiểu chi phí này, đầu tiên là giảm chi phí vận chuyển, thứ hai là giảm về chi phí thuế.
Hướng đầu tiên, theo kinh nghiệm, chúng ta sẽ phải dựa vào thông tin về ngày bắt buộc phải có hàng cho sản xuất và ngày mà nhà cung cấp có thể giao nguyên vật liệu cho chúng ta. Để từ đó, chúng ta sẽ tính được số ngày mà chúng ta có thể vận chuyển cho lô hàng này. Một ví dụ, chúng ta cần nhập 1 lô hàng máy móc từ Singapore về phục vụ cho công tác sản xuất ở nhà máy. Nhà máy yêu cầu thứ 7 này phải có máy để đưa vào lắp ráp và nghiệm thu. Nhưng nhà cung cấp ở Singapore chỉ có thể giao hàng vào thứ 2. Nghĩa là chúng ta sẽ có khoảng 4 ngày để đưa các máy móc này từ Singapore về Việt Nam và giao đến nhà máy. Với khoảng thời gian này, chúng ta sẽ lập ra các hướng chi phí vận chuyển: hàng này đi được những phương tiện gì, đường biển sẽ tốn chi phí bao nhiêu, đường hàng không sẽ tốn bao nhiêu, nếu đi tàu chuyến thì tốn bao nhiêu, máy bay chuyên dụng sẽ tốn bao nhiêu, chi phí hải quan sẽ là bao nhiêu, local charges sẽ là bao nhiêu...Sau khi tổng hợp và đưa ra các bảng chi phí, dĩ nhiên là phương án tối ưu sẽ là phương án có chi phí tốt nhất với thời gian phù hợp. Phải chú ý thêm là chúng ta sẽ phải vận chuyển hàng từ cửa khẩu về đến nhà máy nữa, phải tính toán thời gian sao cho thật phù hợp cho mọi thứ.
Hướng thứ hai cho việc giảm thiểu chi phí logistics là chúng ta sẽ chỉnh mã HS sao cho có được thuế nhập khẩu hợp pháp và kinh tế nhất. Đặc biệt trong một vài ngành nghề, biểu thuế nước ta quy định vẫn còn khá chung chung, như các loại máy móc, linh kiện...Do đó, chúng ta có thể lựa chọn một mã HS hợp lý mà hệ số thuế ít nhất. Mình đã gặp trường hợp cùng một mặt hàng, y chang về quy cách, số lượng, đơn giá...Mà 2 người khai hải quan áp vào 2 mã HS khác nhau. Một người áp vào mã chỉ có hệ số thuế là 5% và người còn lại áp vào mã có hệ số 10%. Nếu một lô hàng có giá trị tới 100.000USD thì 5% chênh lệch nhau cũng là một con số khổng lồ.
Nên nhớ, trong thực tế, nên cố gắng áp dụng 2 hướng này, sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Các bạn sẽ thấy, chi phí logistics hàng tháng mà chúng ta giúp công ty tiết kiệm có thể lên tới hàng tỷ đồng (chỉ trong trường hợp công ty bạn khổng lồ thôi nhé, nếu nhỏ nhoi như công ty mình thì hàng trăm triệu đã là một con số đáng ngưỡng mộ).
Nếu các bạn có những cách thức nào nữa thì chia sẻ giúp mình.
Tuy vậy, để giảm thiểu chi phí logistics cũng cần phải có một số kinh nghiệm. Mình làm nghề này được một thời gian và rút ra được một vài kinh nghiệm sau.
Chúng ta có hai hướng để giảm thiểu chi phí này, đầu tiên là giảm chi phí vận chuyển, thứ hai là giảm về chi phí thuế.
Hướng đầu tiên, theo kinh nghiệm, chúng ta sẽ phải dựa vào thông tin về ngày bắt buộc phải có hàng cho sản xuất và ngày mà nhà cung cấp có thể giao nguyên vật liệu cho chúng ta. Để từ đó, chúng ta sẽ tính được số ngày mà chúng ta có thể vận chuyển cho lô hàng này. Một ví dụ, chúng ta cần nhập 1 lô hàng máy móc từ Singapore về phục vụ cho công tác sản xuất ở nhà máy. Nhà máy yêu cầu thứ 7 này phải có máy để đưa vào lắp ráp và nghiệm thu. Nhưng nhà cung cấp ở Singapore chỉ có thể giao hàng vào thứ 2. Nghĩa là chúng ta sẽ có khoảng 4 ngày để đưa các máy móc này từ Singapore về Việt Nam và giao đến nhà máy. Với khoảng thời gian này, chúng ta sẽ lập ra các hướng chi phí vận chuyển: hàng này đi được những phương tiện gì, đường biển sẽ tốn chi phí bao nhiêu, đường hàng không sẽ tốn bao nhiêu, nếu đi tàu chuyến thì tốn bao nhiêu, máy bay chuyên dụng sẽ tốn bao nhiêu, chi phí hải quan sẽ là bao nhiêu, local charges sẽ là bao nhiêu...Sau khi tổng hợp và đưa ra các bảng chi phí, dĩ nhiên là phương án tối ưu sẽ là phương án có chi phí tốt nhất với thời gian phù hợp. Phải chú ý thêm là chúng ta sẽ phải vận chuyển hàng từ cửa khẩu về đến nhà máy nữa, phải tính toán thời gian sao cho thật phù hợp cho mọi thứ.
Hướng thứ hai cho việc giảm thiểu chi phí logistics là chúng ta sẽ chỉnh mã HS sao cho có được thuế nhập khẩu hợp pháp và kinh tế nhất. Đặc biệt trong một vài ngành nghề, biểu thuế nước ta quy định vẫn còn khá chung chung, như các loại máy móc, linh kiện...Do đó, chúng ta có thể lựa chọn một mã HS hợp lý mà hệ số thuế ít nhất. Mình đã gặp trường hợp cùng một mặt hàng, y chang về quy cách, số lượng, đơn giá...Mà 2 người khai hải quan áp vào 2 mã HS khác nhau. Một người áp vào mã chỉ có hệ số thuế là 5% và người còn lại áp vào mã có hệ số 10%. Nếu một lô hàng có giá trị tới 100.000USD thì 5% chênh lệch nhau cũng là một con số khổng lồ.
Nên nhớ, trong thực tế, nên cố gắng áp dụng 2 hướng này, sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Các bạn sẽ thấy, chi phí logistics hàng tháng mà chúng ta giúp công ty tiết kiệm có thể lên tới hàng tỷ đồng (chỉ trong trường hợp công ty bạn khổng lồ thôi nhé, nếu nhỏ nhoi như công ty mình thì hàng trăm triệu đã là một con số đáng ngưỡng mộ).
Nếu các bạn có những cách thức nào nữa thì chia sẻ giúp mình.
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012
Các loại hình thủ tục hải quan hiện nay ở Việt Nam (Phần 1)
Trong tập các bài viết này, mình sẽ trình bày trong khuôn khổ những gì mình đã trải qua và đúc kết được khi trực tiếp đi làm các thủ tục hải quan ở các cửa khẩu ở Sài Gòn. Có thể là còn nhiều sai sót và chưa đầy đủ, nhưng nghề là phải có kinh nghiệm, mình chưa đủ kinh nghiệm nên chưa thể đưa ra các bài viết chính xác và đầy đủ 100%, tuy thế mình vẫn đánh giá kiến thức và kinh nghiệm mình có được đủ để cho các bạn mới vào nghề có thể học tập được.
Loại hình đầu tiên: Khai "PHI MẬU DỊCH"
Ở đây ta sẽ xét đến Xuất Phi Mậu Dịch và Nhập Phi Mậu Dịch. Phi Mậu Dịch là gì? là những hàng hoá được xuất đi hoặc nhập về không với mục đích kinh doanh, có thể là hàng tặng, hàng cho, hàng mẫu, hàng đem đi triễn lãm...Có khá nhiều mục đích mà không có dính tới kinh doanh, những hàng hoá này được gọi là hàng phi mậu dịch. Cũng khá dễ hiểu.
"XUẤT PHI MẬU DỊCH"
Đầu tiên, ta phải biết rằng, xuất bằng đường sea hay đường air, đều có một bộ hồ sơ hải quan chuẩn, bao gồm:
+ Công văn xin xuất phi mậu dịch
+ 2 Bô Invoice, Packing List
+ Giấy giới thiệu
+ Quan trọng nhất chính là 2 tờ khai xuất phi mậu dịch (một bản hải quan giữ và bản còn lại chúng ta giữ)
+ Giấy tờ khác liên quan (hun trùng, hoá đơn đỏ...)
Ta phải lưu ý một số điểm sau đây về hàng Xuất Phi Mậu Dịch
- Hàng xuất phi mậu dịch, hầu như chắc chắn sẽ bị kiểm hoá
- Hàng xuất phi mậu dịch khai hải quan bằng tờ khai giấy chứ không sử dụng hải quan điện tử hay hải quan từ xa
- Hàng xuất phi mậu dịch có thuế suất bằng 0% chứ không phải không có thuế
- Hàng xuất phi mậu dịch có giới hạn về giá trị hàng hoá khai trên hải quan (thường không được quá 5000USD). Khi khách hàng gửi chúng ta Invoice thì nếu giá trị hàng hoá quá cao, ta phải giảm xuống cho dưới 5000USD bằng cách làm lại Invoice. Hải quan sẽ không bắt bẻ nhiều nếu hàng chúng ta là hàng bình thường. Nếu là hàng nhạy cảm như đá, gỗ, sản phẩm giá trị cao, hải quan sẽ xem xét và bắt bẻ kiếm tiền.
"NHẬP PHI MẬU DỊCH"
Nhập Phi Mậu Dịch cũng tương tự hàng xuất, hàng sea hay air cũng đều có một bộ hồ sơ khai hải quan giống nhau, bao gồm:
+ Công văn xin nhập phi mậu dịch
+ 2 bộ Invoice, Packing List
+ Bill of Lading (Photo có sao y)
+ Giấy giới thiệu
+ 2 tờ khai nhập phi mậu dịch
+ Giấy tờ khác liên quan (kiểm dịch, C/O, vệ sinh y tế...)
Ta sẽ cần lưu ý một số điểm sau đây về hàng Nhập Phi Mậu Dịch
- Hàng nhập phi mậu dịch 100% sẽ được kiểm hoá, không còn đường chọn.
- Hàng nhập phi mậu dịch vẫn sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và VAT bình thường (cũng có trường hợp miễn thuế)
- Hàng nhập phi mậu dịch cũng cần phải có giới hạn giá trị hàng hoá: nếu hàng hoá nhập về có giá trị dưới 5.000.000VND, sẽ được miễn thuế. Nếu hàng hoá nhập về trên 5.000.000 VND vẫn sẽ phải đóng thuế.(Số tiền VND có thể được tính theo tiền USD là 5000????)
Các bạn lưu ý một điểm này, dễ bị hải quan soi và hù doạ, nếu chúng ta yếu vía sẽ bị moi móc không đáng. Đó là hải quan không có quyền bắt chúng ta phải trình hoá đơn đỏ về nguồn gốc hàng phi mậu dịch của chúng ta. Nhiều hải quan cho rằng không biết chúng ta có hàng hoá này từ đâu, cần phải có hoá đơn đỏ về quá trình mua hàng để đối chứng, nhưng thật sự không cần. Các bạn lưu ý phần này nhé.
Bài viết sau mình sẽ viết về loại hình khai "KINH DOANH"
Loại hình đầu tiên: Khai "PHI MẬU DỊCH"
Ở đây ta sẽ xét đến Xuất Phi Mậu Dịch và Nhập Phi Mậu Dịch. Phi Mậu Dịch là gì? là những hàng hoá được xuất đi hoặc nhập về không với mục đích kinh doanh, có thể là hàng tặng, hàng cho, hàng mẫu, hàng đem đi triễn lãm...Có khá nhiều mục đích mà không có dính tới kinh doanh, những hàng hoá này được gọi là hàng phi mậu dịch. Cũng khá dễ hiểu.
"XUẤT PHI MẬU DỊCH"
Đầu tiên, ta phải biết rằng, xuất bằng đường sea hay đường air, đều có một bộ hồ sơ hải quan chuẩn, bao gồm:
+ Công văn xin xuất phi mậu dịch
+ 2 Bô Invoice, Packing List
+ Giấy giới thiệu
+ Quan trọng nhất chính là 2 tờ khai xuất phi mậu dịch (một bản hải quan giữ và bản còn lại chúng ta giữ)
+ Giấy tờ khác liên quan (hun trùng, hoá đơn đỏ...)
Ta phải lưu ý một số điểm sau đây về hàng Xuất Phi Mậu Dịch
- Hàng xuất phi mậu dịch, hầu như chắc chắn sẽ bị kiểm hoá
- Hàng xuất phi mậu dịch khai hải quan bằng tờ khai giấy chứ không sử dụng hải quan điện tử hay hải quan từ xa
- Hàng xuất phi mậu dịch có thuế suất bằng 0% chứ không phải không có thuế
- Hàng xuất phi mậu dịch có giới hạn về giá trị hàng hoá khai trên hải quan (thường không được quá 5000USD). Khi khách hàng gửi chúng ta Invoice thì nếu giá trị hàng hoá quá cao, ta phải giảm xuống cho dưới 5000USD bằng cách làm lại Invoice. Hải quan sẽ không bắt bẻ nhiều nếu hàng chúng ta là hàng bình thường. Nếu là hàng nhạy cảm như đá, gỗ, sản phẩm giá trị cao, hải quan sẽ xem xét và bắt bẻ kiếm tiền.
"NHẬP PHI MẬU DỊCH"
Nhập Phi Mậu Dịch cũng tương tự hàng xuất, hàng sea hay air cũng đều có một bộ hồ sơ khai hải quan giống nhau, bao gồm:
+ Công văn xin nhập phi mậu dịch
+ 2 bộ Invoice, Packing List
+ Bill of Lading (Photo có sao y)
+ Giấy giới thiệu
+ 2 tờ khai nhập phi mậu dịch
+ Giấy tờ khác liên quan (kiểm dịch, C/O, vệ sinh y tế...)
Ta sẽ cần lưu ý một số điểm sau đây về hàng Nhập Phi Mậu Dịch
- Hàng nhập phi mậu dịch 100% sẽ được kiểm hoá, không còn đường chọn.
- Hàng nhập phi mậu dịch vẫn sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và VAT bình thường (cũng có trường hợp miễn thuế)
- Hàng nhập phi mậu dịch cũng cần phải có giới hạn giá trị hàng hoá: nếu hàng hoá nhập về có giá trị dưới 5.000.000VND, sẽ được miễn thuế. Nếu hàng hoá nhập về trên 5.000.000 VND vẫn sẽ phải đóng thuế.(Số tiền VND có thể được tính theo tiền USD là 5000????)
Các bạn lưu ý một điểm này, dễ bị hải quan soi và hù doạ, nếu chúng ta yếu vía sẽ bị moi móc không đáng. Đó là hải quan không có quyền bắt chúng ta phải trình hoá đơn đỏ về nguồn gốc hàng phi mậu dịch của chúng ta. Nhiều hải quan cho rằng không biết chúng ta có hàng hoá này từ đâu, cần phải có hoá đơn đỏ về quá trình mua hàng để đối chứng, nhưng thật sự không cần. Các bạn lưu ý phần này nhé.
Bài viết sau mình sẽ viết về loại hình khai "KINH DOANH"
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012
Quy trình dán nhãn và bổ sung HAWB gốc ở TCS (có thể áp dụng quy trình tương tự ở các sân bay khác)
Trong quá trình làm hàng air, một trong những troubles phức tạp khiến chủ hàng không thể lấy hàng ra khỏi kho chính là việc thiếu HAWB gốc và Label của kiện hàng. Lý do chính ở đây chính là phía agent đầu nước ngoài quên attach theo chứng từ HAWB gốc và quên dán nhãn lên kiện hàng của mình. Khi về Việt Nam, TCS hay các kho sân bay mặc định các forwarding đứng tên trên MAWB gốc là chủ hàng chứ không phải chủ hàng thật sự. Điều này gây ra khó khăn cho các chủ hàng, thậm chí có nguy cơ bị lừa đảo, nhất là những hàng hóa có giá trị cao như vàng, trang sức, tiền...
Tuy nhiên, trước tiên, chúng ta phải hiểu thế nào là quy trình tách HAWB gốc. Nếu ai có dịp lên TCS hay SCSC hay các sân bay khác lấy hàng, sẽ được nhắc nhở là forwarding hay chủ hàng, nếu forwarding, các bạn phải có thêm một công đoạn (có tốn phí và VAT), chính là tách HAWB gốc. Theo nguyên lý, khi agent đầu nước ngoài gửi hàng cho chúng ta, họ sẽ kèm theo các chứng từ sau, HAWB gốc, Cargo Manifest, Các chứng từ gốc như Invoice, Packing List...Hãng hàng không sẽ làm MAWB mà đứng tên sẽ là 2 forwarding đại diện cho Shipper và Consignee. Thế là khi hàng hóa về Việt Nam, mặc định kho sân bay sẽ có MAWB, HAWB, Manifest, bộ hồ sơ gốc...Kho sẽ căn cứ vào danh sách Forwarding đã đăng kí với kho từ trước để lấy hàng thì sẽ biết ai là chủ hàng, ai là forwarding. Theo đó, kho sẽ tách HAWB mà có tên của chủ hàng thật sự ra. Khi hàng đến nơi, forwarding chỉ cần thông báo với khách hàng qua công ty mình nhận HAWB gốc. Còn forwading sẽ ra sân bay làm thủ tục tách HAWB để cầm HAWB gốc về giao khách. Khách cầm HAWB gốc ra sân bay làm thủ tục lấy hàng.
Nhưng nếu agent nước ngoài quên attach theo HAWB gốc và cargo manifest thì sao??? Coi như là hàng không hề có chứng cứ gì là thuộc về chủ hàng thật sự. Lỡ Consignee mà kiện thì cũng vui lắm à. Thế thì ở Việt Nam phải làm công tác bổ sung HAWB gốc. Đơn giản thôi, nếu agent nước ngoài báo về là quên gửi HAWB gốc và Cargo Manifest thì chúng ta chỉ cần làm công văn xin bổ sung HAWB kèm theo 1 HAWB gốc và 2 Cargo Manifest và 1 bản Email từ agent nước ngoài trình bày về việc quên attach HAWB và manifest. Nhớ là phải có bản photo có sao y của MAWB nữa nhé. Muốn có MAWB thì chỉ cần liên hệ với Agent nước ngoài là có bản fax hay scan thôi. Lên TCS, vào ô chỉnh sửa HAWB, xin bổ sung HAWB. đóng tiền 55000VND. Là xong.
Thế nhỡ agent nước ngoài quên dán Label lên kiện hàng luôn thì sao. Vậy thì phức tạp và tốn thời gian à. Chúng ta sẽ cầm theo các Label. Ghi đầy đủ số MAWB, HAWB, số kiện...rồi làm công văn xin dán Label kèm theo công văn bổ sung HAWB như trên. Nộp vào, sau khi TCS đã nhận và viết lên 1 bản công văn vị trí lô hàng, chúng ta cầm Label và 2 công văn cùng với bộ chứng từ gồm HAWB, MAWB, Manifest (tất cả đều là photo và có 2 bản, phải sao y nữa nhé). Lên hải quan giám sát kho TCS, liên hệ Mr Phương (không biết hiện nay có đổi người không), xin dán label (undertable fee), rồi sau khi Mr Phương ký giấy chấp nhận cho dán Label, đi gặp mấy đại ca bốc xếp, đưa cho họ công văn có ghi vị trí lô hàng cùng với chữ ký Mr Phương và các Label ta chuẩn bị sẵn. Họ sẽ dán cho chúng ta và đưa công văn ngược ra thương vụ. Chúng ta sẽ quay lại chỗ mà chúng ta nộp hồ sơ từ đâu. Chờ kêu tên (thấy lâu thì lại năn nỉ tìm nhanh giúp), chờ họ ra hóa đơn và đóng tiền. Chạy ra lấy số để làm thủ tục tách HAWB như bình thường. Thế là chủ hàng thật sự có thể ung dung lấy hàng.
Nhìn có vẻ dài dòng và nhức mắt nhỉ. Các bạn chỉ đọc khi nào cần thật sự. Cứ theo hướng dẫn của mình mà làm. Thế nào lô hàng của chúng ta sẽ không bao giờ bị trục trặc gì.
Tuy nhiên, trước tiên, chúng ta phải hiểu thế nào là quy trình tách HAWB gốc. Nếu ai có dịp lên TCS hay SCSC hay các sân bay khác lấy hàng, sẽ được nhắc nhở là forwarding hay chủ hàng, nếu forwarding, các bạn phải có thêm một công đoạn (có tốn phí và VAT), chính là tách HAWB gốc. Theo nguyên lý, khi agent đầu nước ngoài gửi hàng cho chúng ta, họ sẽ kèm theo các chứng từ sau, HAWB gốc, Cargo Manifest, Các chứng từ gốc như Invoice, Packing List...Hãng hàng không sẽ làm MAWB mà đứng tên sẽ là 2 forwarding đại diện cho Shipper và Consignee. Thế là khi hàng hóa về Việt Nam, mặc định kho sân bay sẽ có MAWB, HAWB, Manifest, bộ hồ sơ gốc...Kho sẽ căn cứ vào danh sách Forwarding đã đăng kí với kho từ trước để lấy hàng thì sẽ biết ai là chủ hàng, ai là forwarding. Theo đó, kho sẽ tách HAWB mà có tên của chủ hàng thật sự ra. Khi hàng đến nơi, forwarding chỉ cần thông báo với khách hàng qua công ty mình nhận HAWB gốc. Còn forwading sẽ ra sân bay làm thủ tục tách HAWB để cầm HAWB gốc về giao khách. Khách cầm HAWB gốc ra sân bay làm thủ tục lấy hàng.
Nhưng nếu agent nước ngoài quên attach theo HAWB gốc và cargo manifest thì sao??? Coi như là hàng không hề có chứng cứ gì là thuộc về chủ hàng thật sự. Lỡ Consignee mà kiện thì cũng vui lắm à. Thế thì ở Việt Nam phải làm công tác bổ sung HAWB gốc. Đơn giản thôi, nếu agent nước ngoài báo về là quên gửi HAWB gốc và Cargo Manifest thì chúng ta chỉ cần làm công văn xin bổ sung HAWB kèm theo 1 HAWB gốc và 2 Cargo Manifest và 1 bản Email từ agent nước ngoài trình bày về việc quên attach HAWB và manifest. Nhớ là phải có bản photo có sao y của MAWB nữa nhé. Muốn có MAWB thì chỉ cần liên hệ với Agent nước ngoài là có bản fax hay scan thôi. Lên TCS, vào ô chỉnh sửa HAWB, xin bổ sung HAWB. đóng tiền 55000VND. Là xong.
Thế nhỡ agent nước ngoài quên dán Label lên kiện hàng luôn thì sao. Vậy thì phức tạp và tốn thời gian à. Chúng ta sẽ cầm theo các Label. Ghi đầy đủ số MAWB, HAWB, số kiện...rồi làm công văn xin dán Label kèm theo công văn bổ sung HAWB như trên. Nộp vào, sau khi TCS đã nhận và viết lên 1 bản công văn vị trí lô hàng, chúng ta cầm Label và 2 công văn cùng với bộ chứng từ gồm HAWB, MAWB, Manifest (tất cả đều là photo và có 2 bản, phải sao y nữa nhé). Lên hải quan giám sát kho TCS, liên hệ Mr Phương (không biết hiện nay có đổi người không), xin dán label (undertable fee), rồi sau khi Mr Phương ký giấy chấp nhận cho dán Label, đi gặp mấy đại ca bốc xếp, đưa cho họ công văn có ghi vị trí lô hàng cùng với chữ ký Mr Phương và các Label ta chuẩn bị sẵn. Họ sẽ dán cho chúng ta và đưa công văn ngược ra thương vụ. Chúng ta sẽ quay lại chỗ mà chúng ta nộp hồ sơ từ đâu. Chờ kêu tên (thấy lâu thì lại năn nỉ tìm nhanh giúp), chờ họ ra hóa đơn và đóng tiền. Chạy ra lấy số để làm thủ tục tách HAWB như bình thường. Thế là chủ hàng thật sự có thể ung dung lấy hàng.
Nhìn có vẻ dài dòng và nhức mắt nhỉ. Các bạn chỉ đọc khi nào cần thật sự. Cứ theo hướng dẫn của mình mà làm. Thế nào lô hàng của chúng ta sẽ không bao giờ bị trục trặc gì.
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012
Một quy trình tổng quát cho một lô hàng nhập kinh doanh cơ bản tại Việt Nam
Ngày 14 tháng 6 năm 2013 - chỉnh sửa lần 1
Xin chào các bạn!
Trong bài viết này, mình xin tổng hợp một quy trình tổng quát cho một lô hàng nhập với phương thức nhập kinh doanh tại Việt Nam.
- Bước 1: Đầu tiên, để có hàng cho chúng ta nhập, dĩ nhiên là chúng ta phải có hợp đồng mua bán (Sales Contract) hay Đơn đặt hàng từ một khách hàng lâu năm (Purchase Order). Bộ phận thương mại hay xuất nhập khẩu hay kinh doanh (nói chung là bộ phận giao dịch với khách hàng, đối tác) sẽ liên hệ, đàm phán và cho ra một hợp đồng ngoại thương.
- Bước 2: Khi cầm trên tay một Sales Contract hay Purchase Order (P.O), chúng ta sẽ lưu ý những điểm sau đây cho một quy trình nhập hàng:
+ Nước người bán hàng cho chúng ta: ở đâu? cảng gì? kho bãi của họ ra sao?
+ Điều kiện giao hàng: theo Incoterms nào? thường thì hiện nay sẽ theo Incoterms 2000, nhưng đã có Incoterms 2010 và chúng ta cũng cần xem xét.
+ Tên hàng: ở Việt Nam có bị cấm hay không? Có được miễn giảm thuế hay chịu thuế đặc biệt nào không? Mã HS hàng hóa này như thế nào?... Lưu ý các bạn phải xem xét một số thông tư bổ sung về thuế như thông tư 04/2012/TT-BTC về hàng hóa trong nước đã sản xuất được...
+ Khối lượng, kích thước: Sẽ đóng container tiêu chuẩn hay phải sử dụng các loại container chuyên dụng? hàng rời hay hàng thường?
+ Hình thức nhập: ở đây chúng ta bàn về Nhập kinh doanh. Còn nhiều dạng nhập khác đòi hỏi bạn phải phân tích thật kỹ để làm thủ tục hải quan tại Việt Nam (Nhập dầu khí, Tạm nhập tái xuất, Nhập gia công...)
- Bước 3: Liên hệ với một đại lý giao nhận tại đầu nước người bán để phụ trách nhận hàng cho chúng ta ở nước đó. (tùy theo từng điều kiện giao hàng mà chúng ta sẽ biết chi phí cho đại lý nước ngoài gồm những gì. Mình sẽ chi tiết phần này ở cuối bài viết)
- Bước 4: Liên hệ với Shipper (tức người bán cho chúng ta) để lấy những chứng từ như Invoice, Packing List, Bill, C/O, C/Q...cho công tác thanh toán tiền hàng (nếu có mở L/C)
- Bước 5: Dựa vào Bill đã có, chúng ta sẽ biết ngày tàu đến Việt Nam, theo dõi tiến trình tàu đi thông qua hãng tàu, chuẩn bị sẵn sàng quy trình nhập hàng nào.
- Bước 6: Khi có thông báo hàng đến (Notice of Arrival), chúng ta nhanh chóng lên tờ khai hải quan điện tử, nhập đầy đủ các nội dung: Shipper, Consignee, Bill, Tên hàng, Mã HS, Tiền cước vận chuyển (nếu điều kiện nhập là nhóm E, F) và thuế nhập khẩu, VAT...
- Bước 7: Làm Cargo Manifest để gửi Hãng tàu (nơi chúng ta lấy lệnh giao hàng) để hãng tàu làm việc với hải quan.
- Bước 8: Làm việc với hải quan để có được con dấu thông quan của hải quan (cái này đưa cho bọn khai thuê hải quan làm cái một là xong. Hàng kiểm hay miễn kiểm thì quy trình cũng đơn giản)
+ Nếu hàng miễn kiểm, xin con dấu thông quan.
+ Hàng kiểm tra giấy thì đưa bộ chứng từ mà chúng ta đã có khi Shipper gửi qua cho hải quan xem.
+ Hàng kiểm tra một phần hay toàn bộ lô hàng: Liên hệ với người được phân kiểm hàng cho chúng ta để lấy contact, ra cảng tìm container chứa hàng. Thông tin có thể liên hệ Điều độ cảng (Để có container kiểm thì trước đó chúng ta phải đăng ký chuyển bãi kiểm hóa). Liên hệ với hải quan để mời họ ra kiểm. Kiểm xong thì thông quan.
- Bước 9: Nếu hàng phải đóng thuế ngay thì phải đi đóng thuế ngay mới có thể thông quan. Nếu trong dạng được ân hạn thuế thì cứ vô tư.
- Bước 10: Cầm Thông báo hàng đến + Giấy giới thiệu + Bill gốc (nếu có) + Tiền local charges lên hãng tàu lấy lệnh giao hàng (Delivery Order) + Cược công.
- Bước 11: Cầm tờ khai (có thêm bản photo), D/O, giấy cược xuống thương vụ cảng đóng tiền in phiếu EIR.
Cầm phiếu EIR với các chứng từ (Tờ khai + photo, D/O, Giấy cược) xuống hải quan cổng thanh lý.
- Sau khi đã thanh lý thì vào lấy container của mình ra.
Trên đây là một quy trình nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam, tôi chỉ cung cấp kiến thức về quy trình tại Việt Nam. Dưới đây, tôi xin liệt kê các loại phí mà chúng ta (tức người nhập) phải chịu khi nhập một lô hàng theo từng điều kiện Incoterms
+ EXW: Trucking + Local charges(Oversea) + Customs Clearance (Oversea) + Ocean Freight + Local charges(VN) + Customs Clearance (VN) + Trucking
+ FOB, FAS, FCA: Local charges(Oversea) + Ocean Freight + Local charges(VN) + Customs Clearance (VN) + Trucking
+ CFR, CIF, CPT, CIP: Local charges(VN) + Customs Clearance (VN) + Trucking
+ DDU: Thuế nhập khẩu và VAT, Trucking về kho (phí này có thể không cần)
+ DDP: Chỉ chịu chi phí vận tải về kho của mình. Thậm chí không cần vì nếu trước đó đã đàm phán với shipper DDP consignee's warehouse.
Những điều kiện như DAF, DEQ, DES rất ít được sử dụng ở Việt Nam và mình chưa gặp những điều kiện này trong quá trình làm việc, nên mình sẽ không đề cập đến chúng.
Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể, các bạn sẽ thấy có một vài phí lạ xuất hiện ở cả hai đầu. Đây là các chi phí phát sinh (đa số thường được chế ra để "ăn tiền" các khách hàng ít kinh nghiệm vận tải quốc tế - chẳng hạn như phí ưu tiên hàng gấp, phí kiểm tra an toàn...). Nếu mình là khách hàng đi thuê forwarder làm hàng, khi nhận được báo giá, các bạn phải kiểm tra các phí lạ này, nếu thấy không hợp lý thì bắt phải bỏ ra, hoặc yêu cầu giảm. Tránh bị cho là "thằng khờ".
Các bạn nếu thấy cần bổ sung thêm gì thì hãy để lại comment nhé. Mình rất vui vẻ nếu bị chê hay complaint từ các bạn, nhưng chê xong nhớ sửa sai hay bổ sung nhé.
Xin chào các bạn!
Trong bài viết này, mình xin tổng hợp một quy trình tổng quát cho một lô hàng nhập với phương thức nhập kinh doanh tại Việt Nam.
- Bước 1: Đầu tiên, để có hàng cho chúng ta nhập, dĩ nhiên là chúng ta phải có hợp đồng mua bán (Sales Contract) hay Đơn đặt hàng từ một khách hàng lâu năm (Purchase Order). Bộ phận thương mại hay xuất nhập khẩu hay kinh doanh (nói chung là bộ phận giao dịch với khách hàng, đối tác) sẽ liên hệ, đàm phán và cho ra một hợp đồng ngoại thương.
- Bước 2: Khi cầm trên tay một Sales Contract hay Purchase Order (P.O), chúng ta sẽ lưu ý những điểm sau đây cho một quy trình nhập hàng:
+ Nước người bán hàng cho chúng ta: ở đâu? cảng gì? kho bãi của họ ra sao?
+ Điều kiện giao hàng: theo Incoterms nào? thường thì hiện nay sẽ theo Incoterms 2000, nhưng đã có Incoterms 2010 và chúng ta cũng cần xem xét.
+ Tên hàng: ở Việt Nam có bị cấm hay không? Có được miễn giảm thuế hay chịu thuế đặc biệt nào không? Mã HS hàng hóa này như thế nào?... Lưu ý các bạn phải xem xét một số thông tư bổ sung về thuế như thông tư 04/2012/TT-BTC về hàng hóa trong nước đã sản xuất được...
+ Khối lượng, kích thước: Sẽ đóng container tiêu chuẩn hay phải sử dụng các loại container chuyên dụng? hàng rời hay hàng thường?
+ Hình thức nhập: ở đây chúng ta bàn về Nhập kinh doanh. Còn nhiều dạng nhập khác đòi hỏi bạn phải phân tích thật kỹ để làm thủ tục hải quan tại Việt Nam (Nhập dầu khí, Tạm nhập tái xuất, Nhập gia công...)
- Bước 3: Liên hệ với một đại lý giao nhận tại đầu nước người bán để phụ trách nhận hàng cho chúng ta ở nước đó. (tùy theo từng điều kiện giao hàng mà chúng ta sẽ biết chi phí cho đại lý nước ngoài gồm những gì. Mình sẽ chi tiết phần này ở cuối bài viết)
- Bước 4: Liên hệ với Shipper (tức người bán cho chúng ta) để lấy những chứng từ như Invoice, Packing List, Bill, C/O, C/Q...cho công tác thanh toán tiền hàng (nếu có mở L/C)
- Bước 5: Dựa vào Bill đã có, chúng ta sẽ biết ngày tàu đến Việt Nam, theo dõi tiến trình tàu đi thông qua hãng tàu, chuẩn bị sẵn sàng quy trình nhập hàng nào.
- Bước 6: Khi có thông báo hàng đến (Notice of Arrival), chúng ta nhanh chóng lên tờ khai hải quan điện tử, nhập đầy đủ các nội dung: Shipper, Consignee, Bill, Tên hàng, Mã HS, Tiền cước vận chuyển (nếu điều kiện nhập là nhóm E, F) và thuế nhập khẩu, VAT...
- Bước 7: Làm Cargo Manifest để gửi Hãng tàu (nơi chúng ta lấy lệnh giao hàng) để hãng tàu làm việc với hải quan.
- Bước 8: Làm việc với hải quan để có được con dấu thông quan của hải quan (cái này đưa cho bọn khai thuê hải quan làm cái một là xong. Hàng kiểm hay miễn kiểm thì quy trình cũng đơn giản)
+ Nếu hàng miễn kiểm, xin con dấu thông quan.
+ Hàng kiểm tra giấy thì đưa bộ chứng từ mà chúng ta đã có khi Shipper gửi qua cho hải quan xem.
+ Hàng kiểm tra một phần hay toàn bộ lô hàng: Liên hệ với người được phân kiểm hàng cho chúng ta để lấy contact, ra cảng tìm container chứa hàng. Thông tin có thể liên hệ Điều độ cảng (Để có container kiểm thì trước đó chúng ta phải đăng ký chuyển bãi kiểm hóa). Liên hệ với hải quan để mời họ ra kiểm. Kiểm xong thì thông quan.
- Bước 9: Nếu hàng phải đóng thuế ngay thì phải đi đóng thuế ngay mới có thể thông quan. Nếu trong dạng được ân hạn thuế thì cứ vô tư.
- Bước 10: Cầm Thông báo hàng đến + Giấy giới thiệu + Bill gốc (nếu có) + Tiền local charges lên hãng tàu lấy lệnh giao hàng (Delivery Order) + Cược công.
- Bước 11: Cầm tờ khai (có thêm bản photo), D/O, giấy cược xuống thương vụ cảng đóng tiền in phiếu EIR.
Cầm phiếu EIR với các chứng từ (Tờ khai + photo, D/O, Giấy cược) xuống hải quan cổng thanh lý.
- Sau khi đã thanh lý thì vào lấy container của mình ra.
Trên đây là một quy trình nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam, tôi chỉ cung cấp kiến thức về quy trình tại Việt Nam. Dưới đây, tôi xin liệt kê các loại phí mà chúng ta (tức người nhập) phải chịu khi nhập một lô hàng theo từng điều kiện Incoterms
+ EXW: Trucking + Local charges(Oversea) + Customs Clearance (Oversea) + Ocean Freight + Local charges(VN) + Customs Clearance (VN) + Trucking
+ FOB, FAS, FCA: Local charges(Oversea) + Ocean Freight + Local charges(VN) + Customs Clearance (VN) + Trucking
+ CFR, CIF, CPT, CIP: Local charges(VN) + Customs Clearance (VN) + Trucking
+ DDU: Thuế nhập khẩu và VAT, Trucking về kho (phí này có thể không cần)
+ DDP: Chỉ chịu chi phí vận tải về kho của mình. Thậm chí không cần vì nếu trước đó đã đàm phán với shipper DDP consignee's warehouse.
Những điều kiện như DAF, DEQ, DES rất ít được sử dụng ở Việt Nam và mình chưa gặp những điều kiện này trong quá trình làm việc, nên mình sẽ không đề cập đến chúng.
Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể, các bạn sẽ thấy có một vài phí lạ xuất hiện ở cả hai đầu. Đây là các chi phí phát sinh (đa số thường được chế ra để "ăn tiền" các khách hàng ít kinh nghiệm vận tải quốc tế - chẳng hạn như phí ưu tiên hàng gấp, phí kiểm tra an toàn...). Nếu mình là khách hàng đi thuê forwarder làm hàng, khi nhận được báo giá, các bạn phải kiểm tra các phí lạ này, nếu thấy không hợp lý thì bắt phải bỏ ra, hoặc yêu cầu giảm. Tránh bị cho là "thằng khờ".
Các bạn nếu thấy cần bổ sung thêm gì thì hãy để lại comment nhé. Mình rất vui vẻ nếu bị chê hay complaint từ các bạn, nhưng chê xong nhớ sửa sai hay bổ sung nhé.
Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)